Nay mình chia sẻ về một số lý do gây rữa cơ bản trên Bucep bằng kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Mình sẽ không đi sâu hay nói về những gì kỹ thuật sâu xa vì thật sự mình ko tìm hiểu đến cũng ko đủ trình độ để giải thích. Vì bucep rữa do rất rất nhiều nguyên do & đa dạng bệnh, có đúng có sai, nên khi nào nhớ ra tiếp hoặc chưa đúng mình sẽ cập nhật vào. Cám ơn các bạn đã đọc bài!!!
Hệ vi sinh ai cũng thừa biết rồi, như phân hủy chất thải, chất độc, làm tốt môi trường,… Nên mình khuyến nghị dùng các nhiều vật liệu lọc càng tốt và nếu chưa đủ kinh nghiệm nên bổ sung vi sinh thường xuyên.
- Thí dụ các bạn đặt cây ở đây hay chết đặt chỗ khác lại ko chết. Tạm thời gọi đó là “điểm chết” trong hồ. Nhưng sẽ có cây nọ cây kia đặt vào đó ko chết được nhưng có thể nó sẽ yếu ít phát triển hay bị rêu hại.
- Nguyên do của “điểm chết” này có thể do cuối dòng, chỗ có nhiều tích tụ abc-xyz gì đó cũng ko ai lý giải được. Còn khi cây bạn cực khỏe rồi hồ rất ổn định kèm thêm dòng được lưu chuyển ổn hơn như có đá chắn dòng, vân vân thì lúc đó 1 số điểm chết cũng có thể hóa giải nhưng có thể nó lại ra một chỗ khác nhưng vùng nhỏ hạn chế đi. Cách khắc phục thì chỉ có kiếm cây gì sống được chỗ đó hoặc có thể chơi ráy, ráy có vẻ ko sợ điểm chết lắm.
- Thân có bệnh đốm nâu trên thân bệnh này khó phát hiện, thối phần cuống ngọn và thân nhưng sâu bên trong. Khiến cây chậm phát triển ra rễ lá, chỉ có xử lý bằng cách cắt đoạn thân bệnh thấy xanh thì thôi (ko còn chấm nâu nào). Hoặc những thân có sẹo tròn trên thân gồ lên như núi lửa vậy… Đôi khi cũng mạnh dạn tách cắt bỏ. Để lâu nó cũng đụt thân và cũng sẽ chết nhưng sẽ rất lâu.
- Cây yếu quá ko ra rễ ko hút được chất, thân mẹ mất khả năng nuôi. Nếu nặng quá thì nên tách dần ngọn con khỏe ra và ươm mới để giảm tải cho thân mẹ y ráy vậy. Thân Mẹ vẫn có thể chết nhưng cũng có thể hồi lại nhưng phần lớn khi tách hết con thân chính sẽ hóa nâu nhanh hoặc chậm tùy vào thân đó
- Có những bể hai luồng nhưng một luồng có CO2 mạnh thì luồng đó cây rất hay chết, rụng lá, rữa ngọn – thân, còn luồng kia có thể ít co2 hoặc không có tỉ lệ hỏng cây giảm xuống hẳn. Theo cá nhân là điều hòa cả 2 dòng co2 cân bằng ko bên nào mạnh ko bên nào yếu thì hồ ổn hơn
- Co2 mạnh làm pH tụt nhiều có thể gây thối rễ, thối ngọn
- Cây cạn yếu hoặc khó thích nghi với môi trường nước, có rất nhiều ID bucep hơi khó hạ thủy tỉ lệ chết cao hoặc đụt.
- Hồ mới làm pH thấp khoảng dưới 6 cũng rất dễ rữa ngọn lá
- Ngộ độc NH3-4 – NO2 – NO3 chung quy là ngộ độc Nitrogen trong các trường hợp hồ mới làm, hồ nhiều cá, vi sinh kém lẫn vi sinh quá tốt (phân giải ra nhiều NO3 hơn), hồ ít thay nước khoắng nền.
- Ngộ độc vi lượng/đa lượng do châm nhiều với liều cao ( kèm ít thay nước )
- CO2 bật 24/7 – pH thấp, cái này nhiều hồ mình thấy bật CO2 24/7 cây yếu hơn hẳn so với hồ bật CO2 theo đèn ( Điều này có đúng có sai vì còn tùy điều kiện hồ lẫn loại cây trong hồ có khả năng chống chọi mọi khắc nghiệt )
- Dinh dưỡng từ cốt trộn / cốt công nghiệp nhả lên quá nhiều
- Nền đột ngột nhà dưỡng lên nước
- Xì cốt nền thí dụ như nền trộn tự làm hay nền trộn công nghiệp
- pH nước nguồn đầu vào đột ngột thay đổi, pH nền & hồ thời gian đầu do nền điều khiển nhưng một thời gian sau khi nền ko còn sức thì pH phụ thuộc vào pH nước đầu vào & CO2/O2 trong hồ, bạn đang bật co2 để giảm pH xuống từ 8 xuống 7. Đột ngột nước đầu vào pH chỉ còn trên 7 với lượng co2 như cũ pH đột ngột giảm xuống có thể dưới 6.0~6.5 nước có thể tanh hơn, lá và ngọn có thể rụng….
- Đối với các hồ pH rất cao đánh co2 nhiều mà ko tụt mình khuyến nghị là bật lọc váng theo đèn theo co2. Lượng Co2 sẽ ổn định và giữ pH ko bị tụt sâu khi lọc váng hoạt động trao đổi quá nhiều O2 làm mất CO2 sau khi CO2 tắt cùng đèn. Còn với vấn đề như qua đêm cây cần O2 hay lo sợ bể thiếu O2 thì luồng trong lọc hoạt động cũng tạo ra O2. Bể cũng ko yêu cầu O2 quá nhiều. Cách này mình đã dùng nhiều năm nay bể ko vấn đề gì cả
- Sử dụng hóa chất diệt rêu liều mạnh liên tục
- Rêu bám trên thân nhưng lâu ngày không xử lý
- Đèn lúc mạnh quá lúc yếu quá, nghe hơi phi lý nhưng đèn cũng làm cây stress rất nhiều lá hay chuyển hồng nhạt rồi chết.