[Phần 1] Rêu hại thủy sinh – nguyên do và cách phòng chống cơ bản

Bài viết được tổng hợp từ kinh nghiệm chơi và áp dụng trực tiếp từ nhiều nguồn kinh nghiệm khác nhau.

Rêu Chùm Đen – Tóc đen
Nguyên do
  • Bể có ánh sáng cao cả cường độ ánh sáng lẫn thời gian chiếu sáng
  • CO2 ko được tối ưu
  • Dòng chảy lưu thông kém hoặc quá mạnh. Rêu này cũng hay xuất hiện ở luồng có gắn bộ CO2 trộn theo dòng
  • Dư chất độc như NH3 (Amoniac)
  • Dư Sắt
  • Bể có ánh sáng thấp nồng độ CO2 thất thường
  • Ít thay nước tồn đọng tạp chất, vi sinh kém
  • Sử dụng phân nước với thành phần và lượng châm không hợp lý
  • Cây yếu không có khả năng hấp thu sẽ giúp phát triển rêu mạnh hơn.
Chặn & Diệt
  • Ở bể ánh sáng mạnh cần tăng nồng độ co2 và tối ưu lưu lượng dòng chảy, vệ sinh cắt bỏ phần bị rêu.
  • Tăng nồng độ CO2 lên cao đủ cho cây, dòng chảy tốt và sử dụng lọc váng hoặc thổi luồng. Thả bút chì thái. tép amano, tép mũi dài, ốc nerita có thể ăn/hạn chế rêu chùm đen. Sử dụng Excel hoặc các chế phẩm diệt rêu an toàn khác để hạn chế.
  • Chăm thay nước, giảm thời gian chiếu sáng & công suất đèn
  • Sử dụng phân nước hợp lý như lượng châm, nguồn sắt thích hợp mọi pH
    Một số cách diệt phổ thông:
  • Mang ra ngoài ngâm với tỉ lệ 12ml Excel / 1L nước ngâm trong 15 phút (Nên dùng đồ hồ hẹn giờ để tránh quên), lưu ý nếu cây yếu quá nên ngâm ngắn thời gian lại, vài ngày sau ngâm lại nếu rêu ko chuyển màu.
  • Diệt trực tiếp trong hồ bằng Excel kết hợp xilanh có đầu kim, sau khi thay nước xong sử dụng lượng Excel theo khuyến cáo với lượng nước trong hồ, tắt lọc & luồng và xịt đều những nơi có rêu, để đèn ngâm bể 15p rồi bật lại lọc & luồng như bình thường (Có thể làm 2 lần tuần tùy kinh nghiệm mỗi người).
  • Sử dụng bình phun sương & bình tưới cây phun sương pha loãng Excel phun lên vùng có rêu và che giữ ẩm để thuốc ngấm. Tỉ lệ 2ml / 2L nước
  • Dùng nhíp nhổ rêu chùm đen
  • Tối ưu dưỡng nhất là sắt và đa lượng, sự mất cân bằng dưỡng càng gây nên tình trạng rêu chùm đen.
    Tất cả các cách diệt rêu chỉ là tạm thời, quan trọng nhất là hạn chế nó.
    (các hóa chất có thể sử dụng: Oxy già, Excel, Cidex, Ista, Remove BBA, … liều dùng và cách sử dụng tùy theo mỗi người. Nên áp dụng cái nào quen tay nhất)
Tảo nhớt đây được gọi là Cyanobacteria “Vi khuẩn lam” có khả năng quang hợp.
 
Nguyên do
  • Do hồ có NO3 thấp
  • Hay phát triển ở nền và trên mặt kính nếu nhận được nhiều ánh sáng hoặc mất cân bằng dưỡng.
  • Xuất hiện ở bể mới quá nhiều ánh sáng và dư NO3
  • Nền bẩn, nước bẩn, xuất hiện các bọt khí trong nền phía thành kính.
  • Dòng chảy kém
    Nhiều ghi nhận bể rất tốt vi sinh, sạch sẽ nhưng vẫn có hiện tượng xuất hiện Tảo Nhớt vì vậy bạn nên xem lại đèn & các yếu tố khác. Chứ không phải do bí nền.
    Vi khuẩn lam là loài thủy sinh và quang hợp, chúng sống trong nước và có thể tự sản xuất thức ăn.
Chặn & Diệt
  • Giảm cường độ ánh sáng hoặc thời gian chiếu quá lâu
  • Tăng NO3 bằng cách cho cá tép ăn hoặc dùng phân nước (Một bể thủy sinh ổn định có lượng NO3 từ 10~25ppm – Test NO3 bằng Sera NO3 Test Kit)
  • Chăm vệ sinh nền và làm sạch môi trường trong bể (Nếu sử dụng bông lọc việc giữ cặn rất kém, nên sử dụng khăn lọc cặn, bể sẽ sạch sẽ hơn)
  • Nếu vách kính có bọt khí & tảo lam quang hợp, tảo nhớt thì nên dùng vật dụng (Que, cây cạo rêu, thẻ nhựa mỏng ) chọc cho bay lên kèm hút
  • Dán băng dính mặt kính ( cách này hơi mất mỹ quan nhưng hiệu quả nhưng vẫn là chặn diệt tạm thời)
  • Che kín bể không để lọt ánh sáng vào 1 tuần (Cách này đòi hỏi kĩ thuật cao kèm nhiều tác dụng phụ nên không khuyến nghị)
  • Dùng xilanh loại dài 40cm chọc và xịt Excel xuống phần nền có rêu tảo (Nhớ hút đầy nước xilanh trước khi chọc để không bị tắc đường xilanh)
  • Dùng kháng sinh dạng viên hoạt chất từ Erythromycin 1 đến 4 viên một lần (Khuyến nghị nên hỏi người có kinh nghiệm sử dụng kháng sinh diệt tảo quang hợp về hoạt chất và liều dùng chính xác để tránh diệt toàn bộ vi sinh trong hồ) nhưng thể kháng sinh này là dạng ức chế vi khuẩn(Cyanobacteria là 1 dạng vi khuẩn) chứ ko phải diệt hoàn toàn ko phát triển trong bể nữa.

 

Tảo lam bám kính – bám lá
Nguyên do
  • Quá ít CO2
  • Thiếu dưỡng như PO4
  • Thừa sáng
  • Dư tạp chất trong dinh dưỡng
  • Bể mới setup
  • Điều hòa dòng chẩy kém
Chặn & Diệt
  • Dùng dao cạo rêu & hóa chất diệt trừ rêu
  • Tối ưu CO2
  • Xem lại nguồn dinh dưỡng sử dụng
  • Giảm lại lượng đèn vào bể như thời gian chiếu sáng & cường độ ánh sáng
  • Thêm đa lượng PO4
  • Ốc Nerita
Tảo nâu
Nguyên do
  • Xuất hiện ở bể mới setup có thể do vi sinh kém, môi trường chưa ổn định
  • Nồng độ NH3 hoặc bể chứa vật nhả Silicat
  • Ánh sáng quá mạnh
Chặn & Diệt
  • Tăng cường vi sinh, cạo vệ sinh bằng khăn hoặc dao cạo rêu
  • Thả cá otto, ốc nerita hoặc cá bống vàng (nhưng con này hơi nghịch)
  • Giảm ánh sáng.

 

Rêu tóc
Nguyên do
  • Ít CO2
  • Mất cân bằng dưỡng
  • Dư NH3
  • Dư Sắt
  • Ánh sáng mạnh
Chặn & Diệt
  • Giảm ánh sáng & tối ưu lại CO2
  • Tối ưu dưỡng trong bể
  • Diệt bằng hóa chất và vệ sinh bằng tay hay dùng bàn chải
  • Các loại tép diệt rêu như Amano, tép mũi dài

 

Rêu sừng hươu

Rêu sừng hươu
Nguyên do
  • Chất lượng nước kém, ít co2, dòng chẩy kém
  • Cho cá ăn quá nhiều kèm ít vệ sinh, hệ thống lọc bẩn, ít thay nước
Chặn & Diệt
  • Tối ưu CO2 & dòng chẩy
  • Chăm vệ sinh bể hơn giảm thức ăn thừa cho động vật trong hồ
  • Sử dụng hóa chất diệt rêu
  • Gỡ bằng tay – nhíp
Tảo Xanh GDA
Nguyên do
  • Ít co2 – có thể xuất hiện ở bể mới setup
  • Ở bể lâu ngày ít vệ sinh phần nền sát kính
  • Mất cân bằng dưỡng
    Thường mọc ở bề mặt nền sát thành kính, nếu phát triển mạnh có thể lên cả hồ
    Loại rêu này thường hay phát triển song song với Cyanobacteria “Vi khuẩn lam” ở phần dưới nền
Chặn & Diệt
  • Tối ưu CO2 & dòng chẩy
  • Sử dụng hóa chất diệt rêu
  • Dùng dao cạo rêu
  • Cân bằng lại dưỡng chất trong hồ

Bài viết có sử dụng hình ảnh trên Google và chúng tôi tôn trọng bản quyền.
Contact me or via service provider.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *